11 tháng 4, 2011

Lũ lụt, cảnh giác với bệnh kiết lỵ

Sau các đợt lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và kiết lỵ là một loại bệnh thường gặp tại khoa truyền nhiễm của các bệnh viện.

Người bị mắc bệnh chưa phân biệt được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh này để chủ động phòng tránh và có thái độ xử trí một cách đúng đắn khi bị mắc bệnh.

Có mấy loại bệnh kiết lỵ?

Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn (bacillary dysentery) do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amíp (amoebic dysentery) do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp.

Triệu chứng lâm sàng có khác nhau không?

Bệnh lỵ trực khuẩn thường cấp diễn. Thời gian ủ bệnh ngắn từ nửa ngày đến bảy ngày. Bệnh khởi phát đột ngột, không có triệu chứng báo trước, được biểu hiện bằng hai hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ. Hội chứng nhiễm khuẩn có các triệu chứng lâm sàng như sốt, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp. Ở trẻ em có thể có cơn co giật, trẻ chán ăn, khát nước, buồn nôn, bạch cầu tăng cao.

Hội chứng lỵ có các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng. Cuối cùng thành cơn đau quặn bụng, khu trú ở hố chậu trái làm bệnh nhân muốn đi đại tiện, mót rặn và rát hậu môn khi đại tiện, mỗi ngày đi đại tiện hơn 10 lần. Lúc đầu phân sền sệt, sau loãng dần và rất thối, lẫn chất nhầy và máu. Chất nhầy nhiều, đục lờ mờ, ít khi trong, có khi vàng đục như mủ. Máu không tươi mà có màu hồng nhạt hoặc sẫm như máu cá. Chất nhầy và máu hòa lẫn với nhau không có độ bám dính. Hội chứng nhiễm khuẩn thường rút ngắn từ 2-4 ngày.

Hội chứng lỵ có thể kéo dài từ 5-10 ngày hoặc hơn tùy thể bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Ruột bị tổn thương thường phục hồi chậm sau 3-4 tuần. Bệnh lỵ trực khuẩn thường xảy ra đồng loạt với nhiều người bị mắc bệnh trên một địa bàn hẹp và trong một thời gian ngắn. Hội chứng lỵ đi đôi với hội chứng nhiễm khuẩn rõ ràng và cấy phân phát hiện được vi khuẩn Shigella gây bệnh.

Bệnh lỵ amíp thường khởi phát từ từ và bệnh tăng dần. Hội chứng nhiễm khuẩn không rõ hoặc nhẹ. Tình trạng toàn thân tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng. Hội chứng lỵ xảy ra tương đối điển hình. Bệnh nhân bị quặn bụng theo đại tràng xuống và đại tràng xích ma, mót rặn và rát hậu môn. Người bệnh muốn đi đại tiện luôn nhưng chỉ đi 5-10 lần trong ngày. Phân được thải ra hết sau một số lần đại tiện, các lần sau đó chỉ còn ít chất nhầy như nhựa chuối với máu đỏ thành tia, khối lượng nhỏ như đồng tiền và có độ bám dính. Soi trực tràng thấy nền niêm mạc màu hồng gần như bình thường, chỉ thấy một số thương tổn thưa, rải rác như vết xước, to bằng đầu kim, hạt đậu, bờ nham nhở. Soi phân tươi nhầy máu phát hiện amíp hút hồng cầu gây bệnh.

Tác hại của bệnh như thế nào?

Lỵ trực khuẩn gây nên những tác hại như sa hậu môn ở trẻ em, viêm đa dây thần kinh thường ít gặp và tự khỏi, không để lại di chứng. Hội chứng viêm niệu đạo - khớp - kết mạc xuất hiện sau hai tuần bị tiêu chảy, trong đó viêm niệu đạo và kết mạc giảm nhanh, còn viêm khớp giảm chậm hơn và có thể để lại di chứng như cứng khớp, teo cơ. Biến chứng thủng ruột và viêm màng bụng chỉ thấy ở trẻ em nhưng cũng hiếm gặp. Bệnh gây tác hại nhiều ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi.

Bệnh lỵ amíp thường gây nên tác hại chức năng đại tràng, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn, pôlíp đại tràng, rối loạn thần kinh thực vật, đôi khi có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hẹp trực tràng, tắc ruột, lồng ruột, ung thư hóa các tổn thương ở ruột. Một tác hại khác là nếu bị bệnh amíp ở ruột không được chữa trị một cách kịp thời, dứt điểm thì có thể gây nên biến chứng bệnh áp - xe gan do amíp, hay gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị lỵ amíp, thường xuất hiện sau đó nhiều tháng khi cơ thể bị mệt mỏi, sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Bệnh áp - xe gan do amíp có thể di căn lên phía trên cơ hoành gây áp - xe phổi, màng phổi, viêm màng ngoài tim hoặc di căn xuống phía dưới cơ hoành gây viêm màng bụng, viêm thận. Đôi khi có biến chứng chảy máu ồ ạt, hoại thư gây tử vong.

Điều trị bằng cách nào?

Khi phát hiện được các triệu chứng nghi ngờ bị mắc bệnh kiết lỵ, bệnh nhân phải vào bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để bệnh chuyển thành nặng và triệt ngay nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng ở xung quanh. Để điều trị bệnh: tùy loại lỵ trực khuẩn hay lỵ amíp mà dùng các loại thuốc đặc hiệu. Bệnh lỵ trực khuẩn sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm sulfamide, cotrimoxazole (bactrim, lidaprim, septril, eusaprin...) và các kháng sinh (ampicilline, chloramphenicol, tetracyline...). Bệnh lỵ amíp thường sử dụng loại thuốc như metronidazole (flagyl, klion...). Việc điều trị phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của nhóm cán bộ y tế.

Biện pháp phòng bệnh

Muốn phòng bệnh kiết lỵ một cách có hiệu quả cần phải phát hiện sớm bệnh nhân và người lành mang khuẩn để cách ly và điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh... không để mầm bệnh có cơ hội lây lan, bảo vệ tốt cho những người lành ở xung quanh.

Thực phẩm tươi sống phải được bảo quản cẩn thận, không để ruồi, nhặng bu bám, không ăn rau sống chưa được xử lý kỹ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt. Xử lý nguồn phân và rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống, uống nước đun sôi và ăn các loại thức ăn đã được nấu chín.

Theo TTƯT - BS Nguyễn Võ Hinh (Sức Khỏe & Đời Sống)

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Bệnh kiết lỵ

Chúng ta thường gọi kiết lỵ là chỉ bệnh đau quặn bụng, đi cầu nhiều lần, phân có chất nhầy, máu. Thật ra kiết lỵ có hai loại: lỵ trực trùng do vi khuẩn có tên là Shigella, còn lỵ amibe là do ký sinh trùng Entamoeba hystolitica gây ra. Vì thế danh từ chuyên môn gọi là lỵ trực trùng hay lỵ amibe.

Lỵ trực trùng: thường có triệu chứng ồ ạt. Biểu hiện của lỵ trực trùng là hai dấu hiệu: nhiễm trùng và đi cầu. Trẻ em chán ăn, sốt cao, có thể co giật, tiếp đến là đau bụng quanh rốn rồi đau quặn ruột, đi cầu ban đầu phân lỏng, sau đi ra toàn chất nhầy lẫn máu. Bé đi cầu một ngày 10-12 lần, có tình trạng quấy khóc, mất nước.

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Lỵ amibe: không rầm rộ mà âm ỷ. Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Tác hại của bệnh lỵ: trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.

Lỵ amibe: có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.

Điều trị bệnh như thế nào?

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh kiết lỵ, bệnh nhân phải vào bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để bệnh chuyển thành nặng và có nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng ở xung quanh. Bệnh lỵ trực trùng thường sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm sulfamide Cotrimoxazole (Bactrim, Lidaprim, Septril. Eusaprim…) và các kháng sinh (Ampicilline, Chloramphenicol, Tetracycline…) để điều trị. Bệnh lỵ amíp thường sử dụng loại thuốc như Metronidazole (Flagyl, Klion …) để điều trị. Việc điều trị phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế.

Con em đã uống thuốc nhưng không hết, em không nói rõ chẩn đoán nên không biết được nguyên nhân. Cháu còn bé, mới 7 tháng tuổi, em nên đưa bé đến bệnh viện xét nghiệm phân, chẩn đoán đúng sẽ chữa trị đúng. Em không nên tự đi mua thuốc hoặc chữa theo kinh nghiệm, để lâu bé sẽ bị những biến chứng như tôi nói ở trên.

Nguyên nhân gây bệnh lỵ do người chăm sóc không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu, do thực phẩm bị nhiễm trùng. Bởi thế phòng tránh lây nhiễm là việc rất quan trọng.

(Suckhoegiadinh.org theo – Tuổi trẻ – BS LÊ THÚY TƯƠI)

Một số loại nước lá chữa bệnh kiết lỵ

Rau hẹ 30 g, rau diếp cá 10 g; rửa sạch, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi, để nguội lấy 150 ml nước, chia hai lần uống trong ngày. Uống lúc đói. Cần uống 3 ngày.

Một số loại nước thuốc khác:

- Cỏ nhọ nồi 30 g, lá mơ lông 10 g, rửa sạch, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200 ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống vào lúc đói. Cần uống liền trong 3 ngày.

- Rau má 40 g, cỏ sữa 10 g, rửa sạch, cho vào nồi cùng 300 ml nước, đun sôi kỹ, còn 200,ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống vào lúc đói, cần uống trong 3 ngày liền.

- Rau giền 40 g, rau đay 20 g, rửa sạch, tráng qua nước sôi để nguội, giã nhỏ, vớt lấy nước cốt để uống. Ngày uống 2 lần, uống liền trong 3 ngày.

BS Nguyễn Văn Tuấn, Sức Khoẻ & Đời Sống

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

TÁO BÓN VÀ KIẾT LỴ

I. TÁO BÓN.

Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.

Bình thường thành phần nước có trong phân là 75%; phân khô không bón, thành phần nước <= 70%.

Táo bón do rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên, có thể do những tổn thương thực thể, do phản xạ, do thói quen, do chế độ ăn uống… để giải thích các nguyên nhân,ta cần nhắc lại sơ bộ quá trình tạo thành phân và thải tiết phân:

1. Qúa trình thải tiết phân bình thường.

Thức ăn sau khi được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thụ lại phân khô và đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sicma, được tích chứa ở đó. Khi lượng phân nhiều đến một mức nào đó sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng, gây nên phản xạ mót rặn: co cơ nâng hậu môn, mở cơ vòng hậu môn, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành và các cơ thành bụng co, làm tăng áp lực trong ổ bụng; tất cả dẫn đến hiện tượng tống phân ra ngoài.

Đại tiện vừa là một phản xạ tự động vừa là một phản xạ có ý thức; để điều hoà sự hoạt động của đại tiện, có sự tham gia của dây thần kinh X và của hệ giao cảm.

Như vậy, táo bón có thể do: những cản trở cơ giới ngăn sự lưu thông của phân (khối u,hen…; đại tràng hút lại quá nhiều nước làm phân khô; cơ ở đại tràng, trực tràng và hậu môn bị liệt hoặc quá tăng trương lực; rối loạn phản xạ và rối sự điều hoà thần kinh thực vật.

2. Triệu chứng.

2.1. Đi đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. phân rắn thành cục, mật độ cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn làm rách những mạch máu nhỏ, có khi dính theo những chất nhầy niêm dịch của đại tràng, trực tràng.

2.2. Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những biến loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…).

2.3. khám người bệnh ta có thể thấy nhiều cục phân cứng lổn nhổn ở vùng đại tràng xuống và đại tràng sichma, thăm trực tràng có khi sờ thấy phân rất cứng.

3. Nguyên nhân

Như trên ta đã biết, táo bón có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tuỳ theo mỗi loại nguyên nhân khác nhau, táo bón sẽ kết hợp với các triệu chứng khác nhau, do đó trước một người bị táo bón muốn tìm nguyên nhân cần phải:

- Hỏi kỹ người đó về tiền sử nghề nghiệp, thói quen, chế độ làm việc và ăn uống; rối loạn chức năng của tiêu hoá và toàn thân.

- Thăm khám bộ máy tiêu hoá và toàn than, chú ý thăm trực tràng.

- Tuỳ theo nguyên nhân và điều kiện làm xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm phân, soi trực tràng chụp khung đại tràng có thuốc cản quang.

Ta có thể chia nguyên nhân tào bón làm hai loại chính.

3.1. Táo bón chức năng. Khi không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn, loại nguyên nhân này rất hay gặp.

3.1.1. Táo bón trong thời gian ngắn:

- Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.

- Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt.

- Do phản xạ: những cơn đau dữ dội ở bụng làm mất phản xạ đại tiện cơn đau quặn thận, quặn gan.

3.1.2. Táo bón mạn tính:

- Do chế độ ăn uống: ăn ít ra, uống ít nước, ăn sữa bò (trẻ còn ăn sữa), thiếu vitamin B1.

- Do nghề nghiệp và thói quen: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột. Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.

- Do suy nhươc: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Tất cả những nguyên nhân kể trên là nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.

- Rối loạn tâm thần: lo lắng, buồn rầu không để ý đến đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn…

3.2. Táo bón do tổn thương thực thể:

3.2.1. Tổn thương ở trong ống tiêu hoá:

- Những cản trở đường đi của phân: những khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra mũi, máu, có hội chứng bán tắc ruột, thăm trực tràng, soi trực tràng và chụp đại tràng tháy khối u.

- Những tổn thương bẫm sinh của đại tràng: bệnh đại tràng dài, đại tràng lớn, phân tích chứa lạitrong đại tràng nhiều và bị lậu nên bị hút nước lại nhiều làm cho phân khô và táo bón. Ta có thể xác định bằng cách chụp khung đại tràng.

- Viêm đại tràng mạn tính: nhất là có thể co thắt và đau quặn bụng từng cơn.

- Những tổn thương của trực tràng và hậu môn

· Trĩ và nứt hậu môn: mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không giám đại tiệnvà gây nên táo bón.

· Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh Nicolas Favre: Đại tiện rất khó, phân nhỏ.

3.2.2. Tổn thương ở ngoài ống tiêu hoá.

- Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện:

+ Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối, thai to đè vào trực tràng.

+ Khối u của cổ tử cung, khối u tiền liệt tuyến, khối u của các phần tiểu khung.

+ Các dây chằng dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực tràng.

- Tổn thương ở não, màng não

+ Hội chứng màng não: táo bón do rối loạn thần kinh thực vật.

+ Tăng áp lực sọ não: cũng giống như hội chứng màng não.

+ Tổn thương ở tuỵ: táo bón do mất phản xạ mót rặn, người bệnh không đại tiện được.

II. HỘI CHỨNG KIẾT LỴ.

Kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón, một hội chứng tiêuhoá gồm những rối loạn gồm những rối loạn về đại tiện và những cơn đau đặc biệt. Nguyên nhân phần lớn là do những tổn thương thực thể ở đại tràng và trực tràng gây nên.

1. Triệu chứng

1.1. Rối loạn về đại tiện. Người bệnh đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, có khi không có phân, mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện. Vì vậy, ta có thể coi kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón.

1.2. Tính chất của phân. Phân thường rất ít, lẫn với chất nhầy niêm dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.

1.3. Đau và mót rặn: một lần đại tiện thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng, sichma và trực tràng, kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, gây nên đại tiện nhiều lần.

1.4. Các triệu chứng khác.

- Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…

- Về thăm khám: ta chú ý phải thăm trực tràng cho tất cả những người bệnh có hội chứng kiết lỵ, và coi như là một thủ thuật bắt buộc để phát hiện sớm nguyên nhân kiết lỵ do ung thư trực tràng. Ngoài ra thăm khám chung về tiêu hoá để phát hiện các nguyên nhân khác như khối u đại tràng, viêm đại tràng…

- Triệu chứng toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy môn…

1.5. Xét nghiệm: đứng trước một người bệnh có hội chứng kiết lỵ,ta cần làm các xét nghiệm sau:

- Các xét nghiệm về phân tìm ký sinh vậ, vi khuẩn, tế bào.

- Soi trực tràng và nếu cần thì sinh thiết niêm mạc trực tràng.

- Chụp khung đại tràng, trực tràng có thuốc cản quang.

2. Nguyên nhân.

2.1. Lỵ do amip: là nguyên nhân thông thường nhất, do ký sinh vật amip gây nên những ổ loét ở đại, trực tràng, kích thích niêm mạc đại trực tràng nên có những dấu hiệu rất điển hình.

- Dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ.

- Đau quặn và mót rặ, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch.

- Trong phân có amip (soi tươi). Rất hay táiphát, kéo dài.

2.2. Lỵ trực khuẩn.

- Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt.

- Đau quặn và mót rặ, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch, ít khi có máu (đại tiện giống như khạc đờm).

- Phân có trực khuẩn lỵ (cấy).

2.3. Ung thư trực tràng: nên chú ý khi hội chứng kiết lỵ kéo dài những người bệnh già. Ung thư kích thích niêm mạc trực tràng gây nên:

Ít khi đau nhưng mót rặn nhiều.

- Phân có máu và niêm dịch, có khi ra máu tươi.

- Thăm trực tràng thấy khối u cứng, chảy máu; nếu nghi ngờ, nên sờ trực tràng và làm sinh thiết.

2.4. Ung thư đại trang sichma.

- Mót rặn nhiều có khi đại tiện có máu và niêm dịch.

- Có dấu hiệu bán tắc hoặc tắc ruột.

- Khám thấy khối u, soi và chụp đại tràng sẽ phát hiện được chính xác.

2.5. Các khối u xung quanh trực tràng. U tiền liệt tuyến, u cổ tử cung… có thể kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót rặn và tiết nhiều niêm dịch.

Kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là gì?

Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?

Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.
Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).
Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.
Do tay bẩn.
Bào nang dính dưới móng tay.
Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ?

Ðau bụng, mót rặn, tiêu phân đàm máu.
Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
Sốt cao nếu là do shigella.

Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ?

Thủng ruột.
Xuất huyết tiêu hóa.
Lồng ruột.
Viêm loét đại tràng sau lỵ.
Viêm ruột thừa do amip.
Các biến chứng hiếm.

Chẩn đoán của bệnh kiết lỵ?

Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.
Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.
Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.
Xét nghiệm qua phân.
Qua nội soi.
X quang ruột già.
Huyết thanh.

Ðiều trị bệnh kiết lỵ như thế nào?

Các loại thuốc diệt ly amibe:
Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella
- Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine.
- Bactrim.

Bệnh kiết lỵ được phòng ngừa như thế nào?

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Ðiều trị người lành mang bào nang.


Theo BSGĐ